Scientific Journal of VLU - Volume 8 - Issue 45

Browse

Recent Submissions

Now showing 1 - 5 of 18
  • Publication
    Mức độ vận dụng từ vị giác “ku” và “tian” trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam
    ( 2024)
    Lê Quốc Huỳnh
    Nghiên cứu này nhằm khảo sát mức độ vận dụng các từ ngữ được tạo thành bởi từ vị giác “Ku” và “Tian” của sinh viên chuyên ngành. Dữ liệu được thu thập từ 57 sinh viên đang theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Đại học Lạc Hồng. Phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng phiếu khảo sát với 21 câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên có mức độ vận dụng các từ ngữ mục tiêu “Ku” và “Tian” tương đối cao tổng thể, nhưng tỷ lệ này không đồng đều giữa các từ mục tiêu. Cụ thể, sinh viên thể hiện khả năng sử dụng “苦练”, “苦心” và “香甜” khá tốt, với tỷ lệ đúng ở ba phần đều trên 50%. Trong khi đó, “艰苦” và “甜蜜” được vận dụng ở mức trung bình, với tỷ lệ đúng và sai thay đổi tùy theo từng phần, sinh viên có thể trả lời chính xác phần này nhưng lại mắc nhiều lỗi sai ở phần khác. “甜头” và “苦头” được vận dụng ở mức độ thấp, với tỷ lệ đúng trung bình dưới 50% ở cả ba phần.
  • Publication
    Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy tiếng anh chuyên ngành ô tô cho sinh viên cao đẳng
    ( 2024)
    Phan Thị Trúc Thảo
    Ngoại ngữ là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển và giao tiếp toàn cầu. Việc học ngoại ngữ ngày nay đã trở thành một nhu cầu thiết yếu, và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) đang được áp dụng để cải thiện quá trình giảng ngoại ngữ. Bài viết này khám phá việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Ô tô cho sinh viên cao đẳng. Với sự tiến bộ nhanh chóng của AI, việc kết hợp các công cụ và kỹ thuật dựa trên AI vào việc giảng dạy ngôn ngữ đã trở thành một phương pháp triển vọng để nâng cao kết quả học tập. Lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành Ô tô, tập trung vào kỹ năng ngôn ngữ đặc thù cho ngành ô tô, có thể thu được nhiều lợi ích từ các phương pháp giảng dạy dựa trên AI. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra cách AI có thể được sử dụng để cải thiện hiệu quả và hiệu suất của việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Ô tô cho sinh viên cao đẳng. Các ứng dụng AI khác nhau, như các nền tảng học ngôn ngữ, hệ thống nhận dạng giọng nói và hệ thống hướng dẫn thông minh, được thảo luận liên quan đến tiềm năng của chúng trong việc hỗ trợ việc học ngôn ngữ và nâng cao kiến thức cụ thể trong lĩnh vực của sinh viên.
  • Publication
    Phân tích một số ca khúc trong chương trình trung học cơ sở hướng tới thực tiễn nghề nghiệp của người học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018
    ( 2024)
    Hứa Văn Hải
    ;
    Lê Văn Khanh
    Các tác phẩm âm nhạc, kể cả khí nhạc và thanh nhạc, đều có chung một lý thuyết về sự cấu tạo và hình thành. Việc học tập và hoạt động âm nhạc còn dựa vào các tác phẩm âm nhạc có lời ca là chính trong môi trường học tập hiện nay. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học chuyên ngành âm nhạc nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách phương pháp dạy học ở mỗi nhà trường trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Publication
    Tạo ra bài toán mới “đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc” bằng phương pháp bài toán ngược
    ( 2024)
    Nguyễn Văn Lộc
    Bài viết trình bày cách sử dụng phương pháp bài toán ngược tạo các bài toán mới “đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc” với độ “khó” khác nhau nhằm “cá biệt hóa” và phát huy sự sáng tạo của sinh viên trong dạy học.
  • Publication
    Các hiệu ứng lượng tử trong sinh học
    ( 2024)
    Trương Thế Quang
    Các hiệu ứng lượng tử như chồng chất, đường hầm, vướng víu, kết hợp, cảm biến và thông tin lượng tử được ứng dụng trong sinh học để giải thích về cơ chế hoạt động của trường di truyền hình thái học và trường điện từ sinh học, bức xạ phân bào liên quan đến việc phát ra các photon sinh học kích thích sự phát triển và phân chia tế bào, cơ chế vận chuyển electron và hiệu suất của quá trình quang hợp, cơ chế dẫn đường bằng la bàn từ tính của các loài chim và côn trùng, cơ chế hô hấp tế bào, cơ chế gây đột biến và sửa chữa DNA và thông tin sinh học về sự truyền tín hiệu giữa các tế bào trong hệ thống sinh vật.