Scientific Journal of VLU - Volume 3 - Issue 14

Permanent URI for this collection

Browse

Recent Submissions

Now showing 1 - 5 of 12
  • Publication
    Tách chiết Protease từ ruột quả bí đao (Benincasa hispida thunb.) và khảo sát hoạt tính của Protease
    ( 2019-03)
    Trương Thế Quang
    Xây dựng quy trình tách chiết và tinh sạch protease từ ruột quả bí đao. Chọn nồng độ dung dịch hấp phụ (hỗn hợp AlCl3 và NaHCO3) 0,1M, tỷ lệ thể tích dung dịch hấp phụ và dịch chiết protease 1:1, dùng dung môi cồn 99,7 độ kết tủa protease thu được protease tinh sạch có hoạt tính cao nhất 0,533 µg/ml. phút xúc tác trong phản ứng thủy phân albumin thu được tyrosine có nồng độ tương ứng là 30,186 µg/ml. Với các điều kiện nồng độ protease 10 µg/ml, nồng độ cơ chất albumin 20 µg/ml, nhiệt độ phản ứng 500C, thời gian phản ứng 40 phút, pH = 6, hoạt tính của protease xúc tác phản ứng thủy phân albumin đạt cao nhất 0,581 µg/ml. phút, tương ứng với lượng tyrosine tạo thành là 32,784 µg/ml.
  • Publication
    Thành tố "kẻ" và "cái" trong hệ thống địa danh Bắc-Trung bộ và Nam bộ
    ( 2019-03)
    Đặng Ngọc Lệ
    ;
    Huỳnh Công Tín
    Trong hệ thống địa danh tiếng Việt, ở mỗi vùng miền, có những thành tố lập thành hệ thống địa danh với một số lượng lớn: ở Bắc-Trung Bộ có thành tổ “kẻ” tạo thành một hệ thống địa danh có cấu trúc “Kẻ + X”: “Kẻ Bàng, Kẻ Báng, Kẻ Chợ, Kẻ Đầm, Kẻ Láng, Kẻ Lạng, Kẻ Lò, Kẻ Sặt, Kẻ Văn, Kẻ Võ,…”; ở Nam Bộ có thành tố “cái” tạo thành một hệ thống địa danh có cấu trúc “Cái + X”: “Cái Cam, Cái Cấm, Cái Da, Cái Dầy, Cái Gà, Cái Mơn, Cái Nhum, Cái Răng, Cái Sắn, Cái Thia,…”. Hai thành tố “kẻ” và “cái”, tuy không cùng một trường từ vựng - ngữ nghĩa, nhưng giữa chúng lại gần nhau ở ý nghĩa ngữ pháp “phạm trù”. Và vì vậy, chúng có thể lập thành hệ thống với số lượng lớn thành tố tham gia trong cùng một kiểu cấu trúc. Bài viết này đề cập những đặc trưng chung, những đặc điểm riêng của từng thành tố ở mỗi vùng miền và trong tương quan giữa chúng trong hệ thống hình thành lớp từ định danh tiếng Việt ngày xưa.
  • Publication
    Dạy học hiện đại - Phương pháp phát triển giáo dục
    ( 2019-03)
    Trần Thư Hà
    Dạy học hiện đại là một trong những phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi người dạy sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, người học “được học” chứ không “bị học”. Vì người học trở thành trung tâm của hoạt động học, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3 - 4 lần so với cách dạy học truyền thống, mang tính chất học thụ động một chiều.
  • Publication
    Tiếng Anh là ngoại ngữ, ngôn ngữ thứ hai hay là ngôn ngữ trung gian tại Việt Nam
    ( 2019-03)
    Phan Thế Hưng
    Dạy - học tiếng Anh và vai trò tiếng Anh là những đề tài quan trọng đối với Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã đề ra nhiều phương thức về giảng dạy tiếng Anh và đánh giá trình độ tiếng Anh của người học; tuy nhiên, vài vấn đề vẫn còn bàn cãi nhiều. Bài viết này giới thiệu vai trò tiếng Anh tại một số nước vòng ngoài (outer) và vòng mở rộng (expanding) ở châu Á nhằm chia sẻ thêm thông tin để các nhà giáo dục nghiên cứu và đi đến kết luận sớm về vai trò tiếng Anh tại Việt Nam.
  • Publication
    Dạy học khám phá "Hệ phương trình tuyết tính tổng quát và ứng dụng giải các bài toán kinh tế"
    ( 2019-03)
    Nguyễn Văn Lộc
    ;
    Trần Thị Nắng
    Xuất phát từ mục tiêu trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng công cụ Toán học khám phá các phương án giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạt động kinh tế để tìm phương án tối ưu, bài viết đề xuất sử dụng phương pháp dạy học khám phá và thực hành phương pháp này trên chủ đề “hệ phương trình tuyến tính tổng quát và ứng dụng trong kinh tế.