Publication:
Nghiên cứu xác định điều kiện tối ưu của quá trình Nitrate hóa cho nước thải sơ chế mủ cao su

Research Projects
Organizational Units
Journal Issue
Abstract
Nghiên cứu được thực hiện trên 3 mô hình bùn hoạt tính hiếu khí tăng trưởng lơ lửng dạng liên tục có kích thước giống nhau. Mỗi mô hình bao gồm 2 ngăn: ngăn thổi khí và ngăn lắng. Nước thải cao su được lấy tại trạm xử lý nước thải của của Xí nghiệp Cơ khí Chế biến cao su Tây Ninh. Các yếu tố cần nghiên cứu bao gồm nồng độ amoni đầu vào, thời gian lưu nước và tỷ lệ COD/N-NH4+. Kết quả nghiên cứu đạt được cho thấy hiệu quả xử lý N-NH4+ đạt giá trị cao nhất khi nồng độ N-NH4+ đầu vào khoảng 200 mg/L. Hiệu quả xử lý N-NH4+ đạt được lên đến 82,2% tương ứng với nồng độ N-NH4+ giảm xuống còn 35,6 mg/L và hiệu quả xử lý COD đạt được 77% tương ứng với nồng độ COD trước xử lý là 646 mg/L xuống còn 149 mg/L. Khi tăng nồng độ N-NH4+ đầu vào > 300 mg/L thì hiệu quả xử lý giảm đi đáng kể, hiệu quả xử lý N-NH4 + chỉ đạt khoảng 61% và hiệu quả xử lý COD cũng chỉ đạt 61,7%. Điều này cho thấy khi nồng độ N-NH4+ càng tăng thì hiệu quả xử lý N-NH4+ và COD càng giảm. Với nồng độ N-NH4+ đầu vào tối ưu là 200 mg/L thì thơi gian lưu nước khoảng 7 giờ là phù hợp nhất, cho hiệu quả xử lý N-NH4+ lên đến 84,5% và hiệu quả xử lý COD lên đến 85,5%. Khi thời gian lưu nước ≤ 4 giờ thì hiệu quả xử lý N-NH4+ và COD của quá trình giảm đi đáng kể. Trong nghiên cứu xác định tỷ lệ COD/ N-NH4+ tối ưu cho thấy với tỷ lệ COD/N-NH4+ = 3 thì hiệu quả xử lý N-NH4+ đạt giá trị cao nhất là 71,5% tương ứng với nồng độ N-NH4+ trước xử lý là 200 mg/L xuống còn 57 mg/L và hiệu quả xử lý COD đạt 78% tương ứng với nồng độ COD trước xử lý là 600 mg/L xuống còn 132 mg/L. Tuy nhiên, khi tỷ lệ COD/N-NH4+ > 7 thì hiệu quả xử lý giảm đáng kể.
Description
Keywords
Nitrate hóa, Nước thải, Mủ cao su
Citation