Publication:
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp công nghệ nhằm quản lý chất thải rắn bền vững trong trường học
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp công nghệ nhằm quản lý chất thải rắn bền vững trong trường học
No Thumbnail Available
Date
2016
Authors
Lê Thị Kim Oanh
Đoàn Quang Minh
Journal Title
Journal ISSN
Volume Title
Publisher
Research Projects
Organizational Units
Journal Issue
Abstract
Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp công nghệ phục vụ quản lý bền vững chất thải rắn tại trường học thông qua (1) khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại trường học; (2) tuyên truyền phân loại chất thải rắn tại nguồn; (3) vận hành mô hình thí điểm để chế biến chất thải thực phẩm thành compost. Kết quả khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại 04 trường học thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh (, Trường THCS Âu Lạc, Trường Tiểu học Đống Đa, Trường Tiểu học Phù Đổng Trường Tiểu học Trần Quang Vinh) cho thấy thành phần chủ yếu chất thải trong trường học là các loại chất thải phế liệu như vỏ chai nhựa, vỏ lon nhôm, vỏ hộp sữa, giấy (chiếm 58,3-65,3%) còn lại là chất thải thực phẩm (15,6 – 25%). Tốc độ phát sinh tổng chất thải rắn trung bình là 0,25 kg/học sinh.ngày, trong đó tốc độ phát sinh chất thải thực phẩm là 0,09 kg/học sinh.ngày. Kết quả đánh giá hiệu quả của việc tuyên truyền phân loại chất thải tại trường học cho thấy các loại chất thải có thể tái chế (ví dụ như vỏ chai nhựa, vỏ lon nhôm, vỏ hộp sữa, giấy) được học sinh nhận biết và phân loại đúng (trên 51,7% học sinh), chất thải thực phẩm là loại chất thải được phân loại đúng thấp nhất, chỉ có 27,4 – 28,7% học sinh phân loại đúng. Sau 2 tuần triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trong trường học, hiệu quả thu hồi chất thải hữu cơ dễ phân hủy từ thùng phân loại CTHCDPH dao động 28,7-43,8%, trung bình 35,8%, chất thải phế liệu có thể thái chế thu hồi được chủ yếu là vỏ chai nhựa, vỏ lon nhôm, vỏ hộp sữa, giấy trung bình từ 10,1 – 29,6%.
Description
Keywords
Chất thải rắn